Cart Total Items (0)

Cart

  • Địa chỉ: Số 33 Nguyễn Sơn, P.Ngọc Lâm, Q.Long Biên, Hà Nội

     I/ THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Thời gian: 1 ngày (theo đăng ký của trường)

1.2 Địa điểm: Khu sinh thái Bản Rõm, Sóc Sơn, Hà Nội (Cách TT Hà Nội 30km)

1.3 Đơn vị tham gia: Trường có số lượng tham gia > 300 học sinh

1.4 Đơn vị tổ chức: Trung tâm Bồi dưỡng kĩ năng sống Starcamp (STC)

1.5 Thành phần tham gia: Học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ và TNV Trung tâm STC

1.6 Nội dung hoạt động: Thực hành các kỹ năng cần thiết để sinh tồn trong tự nhiên. Trải nghiệm thử thách sinh tồn, thoát hiểm. Tích hợp các môn học: Toán học, Vật lý, Sinh học, Công nghệ.

  1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Trung tâm Bồi dưỡng kĩ năng sống Starcamp là một trong những trung tâm hoạt động  với mục đích hỗ trợ giáo dục và phát triển thanh thiếu niên, thông qua các hoạt động xã hội, giáo dục trải nghiệm, ngoại khóa thực tế. Cụ thể có các chương trình như: Trại hè kỹ năng, dã ngoại trải nghiệm, dự án cộng đồng, chương trình hỗ trợ ngoại khóa trường học…Các hoạt động của Trung tâm hướng đến góp phần xây dựng một nền giáo dục thân thiện, thiết thực, bền vững và tạo cơ hội phát triển toàn diện cho các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.

  1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

Chỉ cách trung tâm Hà Nội 30km, khu sinh thái Bản Rõm với cảnh sắc tự nhiên, không khí trong lành, cùng nhiều hoạt động thú vị đã và đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều vị khách Hà Thành. Mang đặc trưng của một thung lũng rừng, địa hình tương đối bằng phẳng, Bản Rõm bao gồm những trang trại giáo dục, khu rừng tự nhiên với nhiều trải nghiệm thú vị, bãi đất rộng lớn cho các hoạt động teamwork hấp dẫn, không gian ẩm thực với các đặc sản đến từ các vùng miền. Nơi đây được xem như một tổ hợp thiên nhiên – hoạt động độc đáo, vừa là không gian thỏa sức vui chơi, vừa là môi trường học tập bổ ích

         II/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Thời gian Hoạt động
7:30 – 8:00 Có mặt tại địa điểm tập kết (Trường) và điểm danh nhận nhóm 
8:00 Xuất phát
8:00 – 9:00 Hoạt động trên xe: “Hiểu biết sinh tồn”, Trắc nghiệm thoát hiểm: “Sống hay chết”
9:00 Đến khu sinh thái Bản Rõm
9:00 – 9:30 Nhận vị trí. Tập kết đồ, vệ sinh, nghỉ ngơi
9:30 – 10:30 Hoạt động kỹ năng: LẠC TRÊN HOANG ĐẢO

Cả đội gặp bão trôi dạt đến đảo hoang, từ đây bắt đầu hành trình sinh tồn của họ:

– Phần 1: Dựng trại trú ẩn

Mỗi đội được phát dụng cụ và nguyên liệu (bạt, dây, cọc) để dựng trại chữ A

– Phần 2: Cư dân hoang đảo

Toàn đội cùng xây dựng cộng đồng dân cư của mình trên đảo, với các hoạt động:

+ “Đi tìm chúa đảo”- Trò chơi khởi động cả lớp 

+ “Đánh dấu lãnh thổ” – Thiết kế đường đi về trại, đề phòng đi lạc

+ “Cuộc sống hoang dã” – Thực hành làm thang dây, hái quả trên cây cao

10:30 – 11:15 Hoạt động trải nghiệm: THÁM HIỂM RỪNG SÂU

Các đội di chuyển trong rừng theo dấu hiệu chỉ dẫn trên đường, băng qua các trạm như:

  • Trạm 1: Thổ dân ăn thịt
  • Trạm 2: Di chuyển yên lặng
  • Trạm 3: Kết đoàn leo núi

Đến mỗi trạm các đội thực hiện theo biển hướng dẫn

11:15 – 11:30 Vệ sinh cá nhân (rửa tay chân) và nghỉ ngơi.
11:30 – 12:30 Ăn trưa theo đội, nghỉ trưa tại trại.
12:30 – 14:30 Hoạt động thi đua: HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ

Sau quãng thời gian sống sót trên đảo hoang, cả đội sẽ cùng tìm đường trở về đất liền, với các thử thách gian nan như:

  • Chặng 1: Vượt biển
  • Chặng 2: Qua cầu treo
  • Chặng 3: Cạm bẫy chông
  • Chặng 4: Cáng cứu thương

Mỗi thành viên đội có 3 mạng sống và cần giữ cho đến cuối hành trình. Đội về trước với nhiều thành viên còn sống sót nhất là đội chiến thắng.

14:30 – 15:00 Vệ sinh cá nhân và thu dọn đồ đạc, chụp ảnh lưu niệm, chuẩn bị ra về
15:00 Khởi hành về trường
15:00 – 16:00 Hoạt động: Tổng kết các hoạt động trong ngày và các trò chơi thư giãn trên xe
16:00 Về tới địa điểm tập kết (trường), kết thúc chuyến hành trình.

Chú ý: 

Tùy vào đối tượng tham gia và hoàn cảnh, các trò chơi có thể được thay đổi và luân chuyển cho phù hợp, tạo chất lượng cao nhất cho chương trình. 

– Giáo viên/phụ huynh được khuyến khích hỗ trợ khi cần thiết cho các phần hoạt động của các học sinh. Các giáo viên/phụ huynh không được khuyến khích tham gia trực tiếp vào các hoạt động của các học sinh để đảm bảo sự tự nhiên, tự lập cho các em học sinh và kế hoạch của chương trình.

*Mô tả một số hoạt động tiểu biểu trong chương trình:

  1. Dựng trại trú ẩn: Các đội nhận nguyên liệu gồm: bạt, dây, cọc tre, ghim, búa… để dựng trại (loại trại chữ A như hình vẽ) của đội mình theo hướng dẫn của TNV. Trại chữ A là loại trại phổ biến trong các hoạt động cắm trại ngoài trời, với đặc điểm rất dễ dựng và dễ kiếm nguyên liệu.
  2. Đánh dấu lãnh thổ: Để đề phòng đi lạc có thể tìm được về trại, trong sinh tồn, các ký hiệu truyền tin tự nhiên thường được sử dụng. Các đội tự thu thập nguyên liệu như: đá/sỏi/cành cây để tùy ý thiết kế chỉ dẫn đường về trại của đội mình, sử dụng tối thiểu 8 ký tự/bộ được phát.
  3. Cuộc sống hoang dã: Các đội được phát dây thừng cùng tre và được thực hành làm thang dây, sau đó thi đua xem đội nào làm xong trước và hái được quả trên cao nhanh nhất.

*THÁM HIỂM RỪNG SÂU: Trong quá trình di chuyển trong rừng, các đội sẽ gặp các biển báo (VD: Có thú dữ, tuyệt đối yên lặng) tương ứng với các thủ thách thường gặp trong rừng như: ngụy trang tránh thú dữ, đi yên lặng, kết đoàn leo núi. 

*HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ: Sau quãng thời gian sống sót trên đảo hoang, cả đội sẽ cùng tìm đường, vượt qua các thử thách tự nhiên để trở về đất liền. Mỗi thành viên có 3 mạng sống, mỗi lần không thực hiện được nhiệm vụ, thành viên đó sẽ bị mất 1 mạng và tạm dừng 1 phút

       Qua cầu treo: Một đoạn tre dài được buộc giữa 2 cây, thành viên phải nằm ngửa, tay và chân học kỹ thuật cuốn lấy thân cây, bò trườn sang bên kia. Cây được buộc cách đất 50cm nên đảm bảo an toàn nếu thành viên có mỏi tay.

       Cạm bẫy chông: Từng thành viên bị bịt mắt, các thành viên còn lại sẽ dùng lời nói hướng dẫn cho thành viên này vượt qua các chướng ngại vật (chông) để về đích.

       Cáng cứu thương: Trong quá trình di chuyển, có nhiều thành viên bị thương tích. Các thành viên sẽ cùng thực hành làm cáng cứu thương đơn giản, nhanh chóng, an toàn. Sau đó thi đua xem ai chở được các thành viên đội về nhanh nhất (các lớp thi với nhau)

 

III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC

  1. NHÂN SỰ

Nhân sự tổ chức trong chương trình theo mô hình Starcamp được phân cấp như sau:

Cấp 1 – Nhóm: Mỗi nhóm có 6-10 học viên, tương đương với 1 tổ. Phụ trách mỗi nhóm là 1 TNV nhóm theo sát 24/24h. Ngoài ra nhóm có Nhóm trưởng được bầu từ các học viên trong nhóm.

Cấp 2 – Đội: Mỗi đội có 20 – 40 học viên, tương đương với 1 lớp, gồm 3-4 nhóm. Phụ trách mỗi đội là 1 Đội trưởng.

Cấp 3 – Khu: Mỗi khu có 80 – 120 học viên, tương đương với 1 khối, gồm 3-4 đội. Phụ trách mỗi khu là 1 Khu trưởng.

Cấp 4 – Đoàn: Mỗi đoàn từ 200 – 500 học viên, tương đương với 1 trường, gồm 3-4 khu. Phụ trách mỗi đoàn là Ban Tổ Chức (BTC) chương trình gồm Trưởng và phó BTC, các nhóm Trợ lý, Hậu cần, An ninh, Y tế.

*Đội an ninh chốt chặn xung quanh khu vực dã ngoại (1 TNV/200m) đảm bảo tuyệt đối học sinh không đi lạc khỏi khu vực dã ngoại đã quy định.

*Bộ đàm được sử dụng để liên hệ giữa các cấp trong BTC với các Khu trưởng và Hậu cần.

  1. BỐ TRÍ ĐỊA ĐIỂM

– Khu vực để xe: Dọc đường ngoài khu sinh thái Bản Rõm

– Khu vực tập kết nghỉ ngơi, để đồ, nghỉ trưa, ăn trưa: Tại trại do các đội tự dựng

– Khu vực hoạt động: Xung quanh khu vực cắm trại

– Khu vực vệ sinh: Nhà vệ sinh chung của khu sinh thái

– Khu vực nấu ăn: Khu vực bếp của khu sinh thái Bản Rõm

– Khu vực BTC, an ninh, y tế: Đi kèm theo đoàn

  1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

*Nhà trường:

– Thông báo đến giáo viên, học sinh và phụ huynh toàn trường về kế hoạch tổ chức chương trình

– Gửi hướng dẫn tham gia chương trình cho giáo viên, học sinh và phụ huynh (theo mẫu của Starcamp)

– Thông báo tập hợp và phân nhóm học sinh trước chương trình (phân nhóm theo thống nhất).

– Gửi danh sách học sinh tham gia cuối cùng cho Starcamp để mua Bảo hiểm (2 ngày trước chương trình).

– Cử giáo viên phụ trách mỗi đội/lớp (30-40 học sinh/đội).

*Trung tâm Starcamp:

Phụ trách tất cả các hoạt động chuẩn bị và tổ chức còn lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *